PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỨ KỲ
TRƯỜNG MẦM NON TÂN KỲ
Video hướng dẫn Đăng nhập
 

BÀI VIẾT VỀ NẠN BẮT CÓC TRẺ EM HIỆN NAY
 

Kính thưa các bậc phụ huynh và toàn thể giáo viên thân mến!

Như ta đã biết, thời gian qua qua các tin bài, báo chí, loa đài…nạn bắt cóc trẻ em đang được biết đến như một hồi chuông cảnh báo đối với tất cả các gia đình, bố mẹ, người trông giữ trẻ.

Hành vi bắt cóc trẻ em đang diễn biến khó lường với sự gia tăng nhanh chóng về số vụ, thủ đoạn gây án tinh vi, tính chất liều lĩnh, táo tợn. Hành vi bắt cóc có thể xảy ra ở bất cứ đâu, với bất kỳ gia đình nào và với trẻ ở mọi lứa tuổi.

Đối tượng gây án có thể là bạn bè, người thân trong gia đình; người hiếm con; kẻ buôn người nhưng tập trung vào số đối tượng lưu manh hình sự, tù tha, nghiện hút ma túy, không có công ăn việc làm, thua nợ bóng đá, lô đề, cờ bạc.

Khi phát hiện trẻ chỉ có một mình, đối tượng tìm cách tiếp cận, dụ dỗ trẻ đi theo. Chúng có thể giả danh người nhà của trẻ hoặc là người được bố mẹ trẻ nhờ đón để lừa giáo viên, lừa các cháu học sinh mẫu giáo, tiểu học, THCS… hoặc đóng giả làm y tá, bác sĩ hoặc bệnh nhân, người nhà bệnh nhân để lân la làm quen với sản phụ tại các bệnh viện, rồi lợi dụng sơ hở để bắt cóc trẻ sơ sinh; bắt cóc chính con, em, cháu ruột của mình để tống tiền người thân. Hiện nay, nhiều đối tượng còn lợi dụng mạng xã hội như facebook, zalo…để làm quen, rủ rê trẻ đi chơi, xem phim với chúng để bắt cóc…

Nguyên nhân của các vụ bắt cóc trước hết là do sự chủ quan, lơ đãng, bất cẩn, mất cảnh giác của cha mẹ hay thầy cô giao trong việc trông coi trẻ. Nhiều cha mẹ “sính” con, khoe con trên mạng xã hội, hoặc cho con đeo những đồ trang sức đắt tiền ra đường, tạo cơ hội để tội phạm để ý và tìm cách bắt cóc trẻ để tống tiền.

Các bậc phụ huynh cần phải  bảo vệ, quản lý con cái trước sự manh động, nguy hiểm của tội phạm, bằng cách:

Trước tiên, cha mẹ cần nói với trẻ về nạn bắt cóc trẻ em để trẻ cảnh giác. Cha mẹ cần lên danh sách “những người lạ có thể tin tưởng”, gồm: thầy cô giáo, công an, bộ đội, bác bảo vệ cơ quan, nhà trường…hoặc những bà mẹ đi cùng con nhỏ trên đường để trẻ có thể trông cậy, đề nghị giúp đỡ trong tình huống nguy hiểm. Cha mẹ, giáo viên cần dạy trẻ nhớ họ tên, số điện thoại, địa chỉ nhà, nghề nghiệp của bố mẹ, và chỉ cung cấp với những người “những người lạ có thể tin tưởng”.

Khi ra đường, chúng ta phải luôn nhắc trẻ không được nói chuyện hay đi theo người lạ và nhận đồ vật của người lạ và khi bị người lạ kéo, dắt, lôi đi, trẻ cần biết kêu gào, khóc thật to để gây sự chú ý với người xung quanh. Khi trẻ vào độ tuổi tiểu học, THCS bắt đầu tham gia các hoạt động của trường lớp, cha mẹ cần dạy trẻ biết tuân theo các quy định của người phụ trách; cảnh báo mối nguy hiểm khôn lường khi trẻ đi một mình tại những nơi vắng vẻ. Nếu trẻ đã đến tuổi đi chơi với bạn bè mà không có sự giám sát của người lớn, thì hãy dặn trẻ luôn luôn để mắt tới nhóm bạn.

Khi  tham gia giao thông, cha mẹ chở trẻ đi chơi hay đi học cần chú ý quan sát và luôn luôn cảnh giác với những chiếc xe/ người lạ đeo bám theo sau một cách không bình thường. Khi đó cần dừng lại ở chỗ đông người, ghi nhớ lại biển số xe đó. Khi cảm thấy nguy hiểm, cần cho xe vào cửa hàng, nhà dân quanh đó, nói với “những người có thể tin tưởng” về việc mình bị người lạ bám theo.

Trường hợp phát hiện con mình đã bị bắt cóc, cha mẹ cần phải làm:

Khi trẻ bị bắt cóc, gia đình nhất thiết phải trình báo với cơ quan công an gần nhất (kể cả bị đối tượng ngăn cản báo công an). Việc trình báo cần bí mật, vì đối tượng có thể đang quanh quẩn để quan sát động thái của gia đình trẻ.
 Khi đối tượng gọi điện tới để đòi tiền chuộc, bố mẹ bí mật ghi âm lại cuộc gọi, lưu số máy gọi đến. Trong khi nói chuyện, người nhà cần tỏ ra sợ hãi và ngoan ngoãn chấp hành mọi yêu cầu của đối tượng, luôn miệng xin chúng đừng làm hại đứa trẻ. Để tránh nghi ngờ, chúng ta tập trung vào việc “mặc cả”, thảo luận về thời gian, địa điểm, cách thức giao nhận tiền… Sau đó, gia đình phải báo cáo và hợp tác chặt chẽ với công an.


  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Mùa hè thời tiết nắng nóng,côn trùng phát triển,tình hình thời tiết diễn biến phức tạp và bất thường là nguyên nhân phát sinh các loại bệnh lây qua đường tiêu hóa, bệnh lây do côn trùng như: ... Cập nhật lúc : 22 giờ 43 phút - Ngày 4 tháng 5 năm 2017
Xem chi tiết
Ngày 30/9, trường Mầm non Thị trấn Tứ Kỳ long trọng tổ chức Lễ đón Bằng công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 và khai giảng năm học 2014- 2015. ... Cập nhật lúc : 8 giờ 38 phút - Ngày 19 tháng 9 năm 2014
Xem chi tiết
Ngày 15/7/2014, UBND tỉnh Hải Dương tổ chức công bố Quyết định về việc điều động, bổ nhiệm đồng chí Vũ Văn Lương, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Tứ Kỳ giữ chức Giám đốc S ... Cập nhật lúc : 8 giờ 36 phút - Ngày 19 tháng 9 năm 2014
Xem chi tiết
Chương trình chăm sóc - giáo dục thực hiện theo chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non do Vụ Giáo dục Mầm non – Bộ Giáo dục & đào tạo ban hành ... Cập nhật lúc : 23 giờ 53 phút - Ngày 18 tháng 9 năm 2013
Xem chi tiết
Hòa với niềm vui chung của cả nước kỷ niệm 68 năm ngày Quốc khánh 2/9, sáng ngày 30/8/2013, trường mầm non Thượng Quận, huyện Kinh Môn long trọng tổ chức buổi lễ đón bằng công nhận trường đạ ... Cập nhật lúc : 23 giờ 54 phút - Ngày 18 tháng 9 năm 2013
Xem chi tiết
Như chúng ta đã biết trẻ mầm non được ví như những chồi non. Để mầm non được lớn lên khỏe mạnh rất cần được bàn tay chăm sóc của con người, cây mới trưởng thành đơm hoa kết trái được tốt. Đú ... Cập nhật lúc : 22 giờ 52 phút - Ngày 4 tháng 5 năm 2017
Xem chi tiết
Sáng ngày 16/8/2013, Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2012 – 2013, triển khai phương hướng, nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2013 – 2014 và tổng kết hoạt đ ... Cập nhật lúc : 23 giờ 33 phút - Ngày 18 tháng 9 năm 2013
Xem chi tiết
Trong nhiều năm học trở lại đây, trường Mầm non Lê Thanh Nghị TP Hải Dương đã được Phòng giáo dục và đào tạo thành phố ghi nhận là một trong những đơn vị có nhiều thành tích nổi bật trong c ... Cập nhật lúc : 23 giờ 27 phút - Ngày 18 tháng 9 năm 2013
Xem chi tiết